Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Sợi Các Loại

Bài này tớ xin được viết dành cho 1 loại vật liệu - Đó là Sợi. Đọc nó có vẻ hơi khó hiểu vì thực ra đây không phải là một loại chất liệu, một nguyên liệu chính trong hand-made nhưng lại là 1 thành phần rất hay dùng.
Tớ muốn nói đến tất cả các vật liệu dạng sợi mảnh nhưng lại rất dài, có thể cuộn lại. Sợi làm từ rất nhiều chất liệu, đa dạng về mẫu mã, kích thước, màu sắc... Giờ sẽ liệt kê từng loại nhé!



Loại sợi này chắc chắn các bạn đều biết hết cả rồi. Loại sợi này bản thân nó cũng có nhiều độ to nhỏ, mịn - xù hay tơi - bết khác nhau.
Là một loại sợi dệt thu được từ lông cừu và một số loài động vật khác, như , lạc đà... Len cung cấp nguyên liệu để dệt, đan, chế tạo các loại áo len là mặt hàng áo giữ ấm thông dụng trên thế giới, nhất là những nước có khí hậu lạnh. Len có một số phụ phẩm có nguyền gốc từ tóc hoặc da lông, len có khả năng đàn hồi và giữ không khí và giữ nhiệt tốt. Len bị đốt cháy ở nhiệt độ cao hơn bông và một số sợi tổng hợp. Nó có tỷ lệ thấp trong việc lây lan lửa và cũng có khả năng cách điện và tự dập lửa.
Người ta sản xuất len bằng dụng cụ quay các sợi lông cừu lại với nhau hay bện lại thành một liên kết sợi. Chất lượng của len được xác định bởi đường kính sợi, quá trình uốn, năng suất, màu sắc, và độ bền trong đó đường kính sợi là chất lượng quan trọng nhất để xác định đặc tính và giá cả. Vải len có trong một số lượng lớn sản phẩm hàng dệt may. Số lượng của uốn tương ứng với độ mịn của sợi len. Ở một số nước, len thường được quy định dành cho hàng may mặc cho các nhân viên cứu hỏabinh sĩ, và những người khác trong các ngành nghề mà họ được tiếp xúc với khả năng cháy, nổ.
Ngoài việc sử dụng chính là dệt, đan hay móc các sản phẩm thời trang như nói ở trên, len cũng được dùng làm trang trí kết hợp với nhiều chất liệu khác trong hand-made. (Tớ sẽ có bài riêng nhé!)



Sợi này về hình dáng thì tương tự như len nhưng "xuất xứ" lại rất khác.  Sợi côt-tông hay còn gọi là sợi bông là loại sợi mềm và đều sợi, mọc quấn quanh hạt của cây bông vải, một dạng cây bụi bản địa của các vùng nhiệt đớicận nhiệt đới tại châu Mỹ, Ấn Độ, và châu Phi. Loại sợi này chủ yếu được dùng để xe chỉ hay sợi và dệt thành loại vải mềm thoáng khí - loại vải sợi tự nhiên được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành may mặc hiện nay.
Ngoài những đặc tính như trên, sợi này cũng có thể dùng trang trí kết hợp như len.



Dây dù là loại dây được làm bằng nilong, rất dai và chắc. Trước kia, loại dây này được làm với bản to dày, thô hoặc mỏng bản dùng để buộc hàng và màu sắc thường không phong phú. Giờ loại dây dù này lại có rất nhiều kích cỡ (dạng tròn ống giống như len hay sợi cotton), màu sắc khác nhau. Dây dù này thường dùng trong thời trang, mành rèm, tạo phụ kiện có liên quan chứ ít khi được dùng để làm trang trí.




Đây là một dạng mảnh (chứ không phải sợi) nhỏ (không dưới 1cm) và to (không quá 5cm), dài đến hàng chục mét, được cuộn lại cho gọn. Ở đây nó được gọi là cuộn Ruy băng. Ruy băng này có nhiều chất liệu khác nhau nhưng chủ yếu là vải và giấy. Riêng vải cũng đã có nhiều chất liệu, từ thô, ren, lưới đến cao cấp hơn là silk... Giấy cũng tương tự cũng có nhiều loại chất liệu giấy, độ dày mỏng và có hoa văn. Ruy băng thường được dùng tết hoa trang trí, trang trí viền...

Đây là một số ứng dụng từ Ruy băng:









Chúc các bạn vui vẻ! Hẹn gặp các bạn ở các bài kế tiếp nhé!


Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Cắt - Tỉa - Dập

Ở những bài trước, tớ đã viết về 2 nguyên liệu chính và phổ thông trong hand-made. Tại bài này, tớ xin liệt kê đến 1 loại dụng cụ chuyên dùng, thường dùng trong rất nhiều chất liệu. Dụng cụ Cắt - Tỉa - Dập.
Giấy muốn làm thì phải cắt, Vải cũng vậy, cũng cần phải cắt, Đất sét thì cần phải tỉa để tạo hình. Vậy cần phải có những dụng cụ Cắt - Tỉa nào? Tớ xin điểm mặt những "anh tài" hỗ trợ cho việc này nhé!

1. Kéo cắt thẳng. Tại sao tớ phải gọi rõ như vậy? Vì thực tế thì kéo cũng có rất nhiều loại. Đây là loại thông dụng nhất mà bất cứ ai cũng phải cần để cắt rời nguyên liệu theo ý muốn. Kéo có thể cắt giấy, vải, sợi, bìa. Tất nhiên, tùy vào chất lượng của kéo mà ta có thể cắt tối đa loại sản phẩm. Với độ dày, độ sắc lẫn chất liệu làm kéo mà cao thì kéo có thể cắt được cả tấm nhôm mỏng. Kéo là dụng cụ không chỉ dành cho những người chơi hand-made mà còn ứng dụng được rất nhiều trong đời sống thường ngày. Nhưng chức năng duy nhất của nó chỉ là Cắt và Cắt.

2. Kéo tạo viền.

Ngày xưa, trước khi có loại kéo này, người dùng kéo chỉ có thể tự tay vẽ và cắt viền theo từng nét vẽ rất lâu, không có gì hỗ trợ. Bây giờ, khi phong trào hand-made nở rộ, trên thị trường đã xuất hiện dụng cụ hỗ trợ cho bạn với những mẫu viền có sẵn, đều nhau. Bạn chỉ việc cắt và cắt. Tuy nhiên, loại kéo này bị giới hạn độ dài của kéo. Tức là cái kéo dài bao nhiêu, bạn chỉ cắt tạo viền tới đó. Nếu độ dài bạn cần dài hơn chiếc kéo, bạn phải khéo léo cắt thêm lần nữa, nhưng phải thật khéo thì các viền cắt mới đuổi khớp nhau. Kiểu cắt viền này ứng dụng được trong rất nhiều sản phẩm. Thông dụng nhất là cắt viền ảnh để làm album ảnh.



Khi cắt sẽ tạo được viền như thế này đây ạ!

3. Dao trổ.


Loại dao này chắc chắn các bạn cũng biết rồi. Đây là loại dao được tạo bởi 1 miếng sắt mỏng, có đầu nhọn. Đầu nhọn này chính là phần để cắt. Bạn có thể cắt thẳng bằng dụng cụ này. Cắt bằng dụng cụ này thì bạn không bị giới hạn như kéo. Chỉ cần 1 miếng lót cắt, 1 thước kẻ dài, kê vào giấy và dùng đầu nhọn cắt 1 đường theo ý muốn. Nhưng có 1 ưu điểm khác của nó mà kéo không làm được chính là trổ. Dựa vào hình vẽ mà bạn có, bạn có thể dùng đầu nhọn và trổ theo hình vẽ. Dĩ nhiên việc này cũng cần phải có thời gian luyện tập thì bạn trổ mới mềm và đẹp. Tuy nhiên dao trổ cũng có nhiều loại. Loại cán dẹt mà ở văn phòng phẩm hay bán thì chỉ để dùng cắt thẳng được thôi, nó không được liệt vào dụng cụ hand-made. Dao trổ chuyên dụng là loại dao có cán tròn (để bạn có thể lượn các đường tròn được) và lưỡi dao rất sắc. Người chơi thường dùng dao mổ y tế để dùng vì loại dao này rất sắc, bạn sẽ không phải tốn lực để ấn dao nhiều. Loại dao trổ này ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm, nhất là làm thiệp hay mô hình.

4. Lại nói đến dao, tớ xin giới thiệu một loại dao rất đặc biệt. Đó là loại dao tròn. Nó không phải dụng cụ cắt tròn đâu nha!
Em đấy đây ạ!




Hai trong nhiều lưỡi dao của Fiskars.



Các lưỡi viền khác nhau. Lưỡi dao của em này thiết kế dùng được cho cả bàn cắt cùng hãng em ở dưới nhé!

Một em của hãng khác.


Dụng cụ đó tớ sẽ nói tiếp sau. Loại dao này cũng là 1 miếng sắt mỏng nhưng hình tròn, thủng 1 lỗ ở tâm và gắn vào 1 đầu của cán dao. Khi cắt bằng dao này, bạn không phải kéo như dao trổ loại dẹt như ở trên (phần 3) mà bạn phải tì nhẹ và đẩy. Lưỡi dao sẽ lăn tròn, lăn tới đâu là cắt tới đó, nhẹ nhàng hơn rất nhiều mà cũng không bị giới hạn độ dài cắt. Dao này cũng có rất nhiều lưỡi: lưỡi cắt thẳng, lưỡi tạo viền và lưỡi tạo lỗ xé (là loại lỗ thủng cách đều nhau như trong vé xe, để họ xé rời ra dễ hơn ấy). Dao nay cắt được cả vải nhé! Cái em này là mình mê nhất, hi hi...

5. Dao cắt hình tròn. Đây! Bạn nào quan tâm đến cắt tròn thì đọc phần này. Loại dao này cũng là loại rất đặc biệt. Nếu trước đây bạn muốn cắt 1 hình tròn, bạn phải vẽ 1 hình tròn theo ý rồi dùng kéo cắt thật khéo mà đôi khi không tròn, gập ghềnh mà không đẹp thì giờ đây đã có dụng cụ này.


Em này khỏe, cắt được cả nhôm dày 1mm


Em này cắt thì không bị để lại lỗ tròn ở tâm như compa



Sử dụng của compa cắt tròn như thế này.


Compa cắt tròn với dao cắt và định vị cho từng kích thước.

Đây là dụng cụ giúp người chơi có thể cắt những hình tròn có nhiều kích cỡ khác nhau. Nó giống như 1 compa: 1 đầu được giữ là tâm đường tròn, 1 đầu có dao, bạn chỉnh độ dài ngắn (lấy theo bán kính đường tròn mà bạn muốn) rồi vừa ấn nhẹ, vừa quay quanh tâm đường tròn là có ngay 1 sản phẩm tròn hết ý. Chú ý, chỉ dùng cho giấy hoặc bìa mỏng thôi nhé. Riêng loại dao cắt hình tròn này cũng rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Phần này mình xin làm 1 bài riêng sau nha!

6. Dụng cụ cắt tự do, cắt theo khuôn. Em này cũng rất hay đấy ạ! 
Em này đây ạ! Rất đẹp - Màu xanh trong rất bắt mắt.

Dao chuyên dụng của em.


Cách sử dụng đi kèm khuôn template

Em này được thiết kế tròn, ở tâm có 1 lưỡi dao nhọn. Bạn có thể cắt tùy hứng nhưng cắt theo đường vẽ có sẵn sẽ rất khó theo ý. Vậy nên khi dùng loại này bạn phải đi kèm theo 1 miếng khuôn có sẵn. Đặt lưỡi dao sát với thành khuôn (template), di chuyển dao dựa vào khuôn là ta đã có 1 hình như ý. Tuy nhiên, khi dùng em này, bạn phải mua những bảng mẫu có sẵn của nhà sản xuất. Có nhiều mẫu, nhiều kích cỡ để bạn lựa chọn.

7. Cuối cùng là dụng cụ dập giấy nhé! Dập giấy thì cũng có nhiều loại, nhiều hình.

Thứ nhất là dập viền. Loại này chỉ có thể dập ở mép giấy, tạo ra những mảng cắt, đục viền với nhiều hoa văn khác nhau. Giống như dụng cụ tạo viền nhưng cao cấp hơn là có cả đục được lỗ giấy theo hình.





Thứ hai là loại dập tự do có khuôn hình sẵn. Đây là loại bạn có thể dập ở giữa giấy hay bất kì chỗ nào bạn muốn chứ không cứ là ở viền. Loại này nhiều hình và kích cỡ. Riêng dùng loại này, khâu căn giấy phải thật chuẩn vì nếu không thì có thể sẽ bị lệch chỗ mà bạn muốn dập. Tất nhiên là dụng cụ này cũng có mẫu sẵn, nếu ngoài mẫu thì bạn phải tự vẽ và trổ thôi!
  
  
Một số mẫu dập của Matha

Thứ ba là loại dập nổi. Loại này giống như dập viền nhưng không phải là cắt rời giấy theo khuôn mà là làm cho giấy nổi theo khuôn hình. Cái này nếu muốn chơi thì phải mua rồi, không tự làm được. Híc...
Một mẫu sau khi đã được dập nổi.
Thao tác của các dụng cụ của phần 7 này chỉ Ấn và Ấn.

Đây là tất cả các dụng cụ liên quan đến Cắt - Tỉa - Dập mà tớ biết. Còn phần kĩ thuật của những dụng cụ đặc biệt, khi nào tớ viết bài chi tiết sau nhé! Chúc các bạn vui vẻ!

Thế Giới Vải

Mình đã có một bộ sưu tập giấy, giờ mình xin giới thiệu một nguyên liệu khác trong hand-made rất phổ thông và được ưa chuộng. Đó chính là vải.

Nguyên liệu vải để làm không phong phú như giấy. Thường người chơi hay dùng 1 loại vải đó là Nỉ (Dạ nỉ). Nổi bật đặc điểm của loại vải này là rất dễ tạo hình, không có xơ vải nên khi cắt bạn sẽ không phải lo đi viền hay vắt xổ. Vải có nhiều màu, thường dùng để tạo hình các đồ vật, con vật hay trang trí. Tùy vào ý tưởng tạo hình của mỗi người chơi mà dùng vải cho thích hợp. Sản phẩm làm từ loại vải này cũng rất đa dạng.





Đây là 1 trong nhiều sản phẩm làm tự vải dạ nỉ.


Vải giả da. Đây cũng là 1 loại vải có thể dùng hand-made. Có đặc điểm tương đối giống với Nỉ là không bị các sợi tua rua khi cắt nhưng vải giả da khá dày, cứng mặc dù có nhiều độ dày khác nhau nhưng rất khó tạo hình vì ít có độ mềm mại. Vải giả Da thường được dùng như may túi, ví, làm các sản phẩm chính hơn là dùng để trang trí. Vải cũng có nhiều màu, chủng loại nhưng không nhiều như vải Nỉ.



Vải lông xù. Là loại vải có 1 mặt lông xù, 1 mặt nhẵn. Có nhiều loại, lông ngắn, xù, dài. Tùy vào mục đính sử dụng và loại sản phẩm mà người làm chọn loại lông thích hợp.




Sản phẩm từ loại vải Lông này:



Vải không dệt. Đây là loại vải đang rất được người tiêu dùng quan tâm bởi chất liệu thân thiện môi trường của nó. Vải có nhiều mầu, có cả hoa văn họa tiết nhưng không nhiều. Vải này thường được dùng vào việc may túi xách đồ (đi chợ) hay dùng làm hộp đựng đồ.
  


Vải cara (cotton xốp) nhiều màu, hoa văn họa tiết. Đây là loại vải rất thông dụng để may quần áo nhưng cũng có thể dùng làm đồ trang trí hay mô hình vải nếu bạn biết kết hợp thì cũng rất đẹp và phong phú.




Vải Voan. Có khá nhiều loại vải voan như: voan kính, voan lưới, voan xốp... Vải này thường ít khi dùng tạo hình, chỉ làm trang trí, làm hoa...
Hình ảnh cho loại vải này mình xin khất vì chưa chụp được.

Vải Nhung. Vải này thường dùng để may quần áo, vỏ gối. Nhung thường có 2 loại: nhung gân nổi và nhung lông mềm. Vải nhung gân nổi thì ít khi được dùng làm họa tiết trang trí vì nó ít màu, dạng gân nên đanh cứng hơn. Còn nhung lông mềm là loại vải gần giống với vải lông xù ngắn hay vải băng-lông nhưng lông của loại vải nhung này mềm và trải đều tấm hơn, xờ tay vào thấy rất mượt. Vải nhung lông mềm thì dễ dùng nhiều hơn trong trang trí, tạo hình nhưng độ dai của vải cũng kém hơn nên cũng không mấy được dùng. Vì vải gần như không được dùng nhiều nên mình cũng xin thôi không đăng ảnh nữa nhé!

Vải thì còn rất nhiều nhưng trên đây là một số thông dụng trong hand-made trang trí, tạo hình hay vật dụng thường dùng. Lần sau tớ sẽ có một bài về sợi. Các bạn chờ tham khảo nha! Thanks các bạn đã ghé thăm. Chúc các bạn vui vẻ!

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Thế Giới Giấy - Bìa

Trong thủ công, giấy là một nguyên vật liệu phổ thông, được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm hand-made như: Thiệp, Hộp quà, Mô hình, Trang trí... và rất nhiều ứng dụng khác mà người chơi có thể sáng tạo. Hoa Tay xin điểm "mặt" tất cả các loại giấy (nếu thiếu, các bạn bổ sung giùm nha!).

1. Giấy làm thiệp, Quilling, hộp quà hay tạo hình trang trí có cấu trúc hơi đanh cứng. Tạo hình bằng hoa cũng được nhưng phải là những hoa ít có độ rủ. Tùy vào độ dày của giấy mà người chơi tùy ý sáng tạo. Giấy này cũng được gọi là giấy bìa vì nó cũng được làm bìa cho những cuốn tập văn phòng. Có rất nhiều màu, có cả hoa văn chìm, có nhũ, có gân và có cả mùi thơm. Nhưng thường dân hand-made hay lựa chọn loại trơn 1 màu để dễ phần trang trí theo ý tưởng cá nhân. Tất nhiên, giấy cũng có nhiều loại đắt rẻ, đẹp xấu khác nhau do nguồn sản xuất.



Giấy có gân

Giấy bìa nhũ bóng

Giấy bìa màu

2. Giấy voan mỏng - giấy nhún: thường được dùng gói quà, làm hoa có cánh chùm hay làm họa tiết cũng được nhưng cũng tùy từng loại họa tiết.








3. Giấy kính: là loại giấy trong suốt, có rất nhiều màu, có thể nhìn xuyên qua được. Giấy này cũng được liệt vào đồ thủ công vì bạn có thể sáng tạo rất nhiều từ loại giấy này.




4. Decal màu. Là loại giấy có thể 1 màu trơn hoặc hoa văn, có sẵn keo dán. Bạn chỉ cần cắt hình tùy ý, tách lớp giấy ra là bạn có thể dán luôn hình đó mà không cần tốn chút keo nào.



5. Giấy gói quà. Là loại giấy trơn 1 màu, giấy sần 1 màu, giấy có nhũ hay giấy in hoa văn, họa tiết... Giấy mỏng để bạn có thể gói khít hộp quà và tạo kiểu theo ý muốn. Giấy có 2 loại: loại thường và loại bóng. 



6. Bìa mô hình. Là loại bìa màu trắng xốp, rất dễ cắt tỉa chuyên dùng để dựng mô hình (nhất là trong xây dựng), có nhiều độ dày khác nhau. Thường cắt thành từng tấm rồi đính vào nhau tạo hình bằng keo.

Sản phẩm dùng bìa mô hình

Sản phẩm dùng bìa mô hình

7. Giấy lụa. Là loại giấy rất mỏng, có thể nhìn thấy xơ giấy, được in hoa văn hay 1 màu. Cũng tùy xuất xứ của giấy mà chất lượng và giá thành khác nhau.



Hiện tại, mình chỉ mới sưu tập được chừng này loại giấy phổ thông dùng trong hand-made và có trên thị trường. Nếu có thêm loại giấy nào khác, mình sẽ xin bổ sung sau nhé!